Theo trang sức phong thủy Mixi, mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng điêu đứng vì khủng hoảng, song những người tiêu dùng cấp tiến vẫn không hề ngần ngại vung tay trước những khoản đầu tư mà giá trị của nó có thể bảo đảm cho cả tương lai. Ngoài ra, việc những chương trình truyền hình nổi tiếng như Gossip Girl và Made in Chelsea dựng lên một loạt hình ảnh về một cuộc sống phong lưu, xa xỉ của những cô gái đang trong độ tuổi đôi mươi đã góp phần tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đối với rất nhiều phụ nữ trẻ, trang sức đá quý luôn có một sức hút ghê gớm. Tuy nhiên, để chọn ra được một chiếc vòng cổ kim cương đẹp long lanh hay một chiếc nhẫn ngọc mắt mèo thật tinh tế sang trọng không phải là một chuyện đơn giản. Nếu là người am hiểu và thông tuệ, bạn hãy nên trang bị cho mình vốn hiểu biết về đá quý, không chỉ đơn giản là giá trị về mặt vật chất mà còn cả giá trị về văn hóa, lịch sử.
Dưới đây là danh sách 10 loại đá quý đắt giá nhất trên thế giới, nó còn đắt hơn cả kim cương – xét về cả hai góc độ: Giá cả và độ quý hiếm.
1. Jeremejevite : 2000 đô la Mỹ/carat.
Là loại đá vàng nhạt, xanh da trời hay không màu, đá có chất lượng tốt nhất có xuất xứ từ Namibia. Trong tự nhiên, chúng tồn tại dưới dạng tinh thể hình tháp nhỏ và trước đây người ta nhầm tưởng là Aquamarine. Được đặt tên theo nhà khoáng vật học người Nga Pavel Jeremajev – người đã tìm ra loại khoáng vật này năm 1883. Khoảng đầu năm 2005, 1 viên cắt giác, nặng 2.93cts, không tạp chất đã được bán trên Internet với giá 2000 Đô la Mỹ/1ct.
2. Ngọc mắt mèo đen (Black Opal) – €1.733/ Carat
Úc là xứ sở của Opal và ngày nay Úc là nhà cung cấp Opal đẹp hàng đầu trên thế giới. Có khoảng 95% Opal xuất xứ từ những mỏ của Úc. 5% còn lại là của những quốc gia như Mexico và Bắc Brazil cũng như bang Idaho và Nevada của Mỹ, nhưng gần đây Opal bắt đầu được tìm thấy tại Ethiopia và quốc gia Mali ở Tây Phi. Opal đen hay Opal có nền màu xám tối thường thể hiện sự lóng lánh màu sắc rõ nhất
3. Ngọc lục bảo đỏ (Red beryl emerald) – €7.400/Carat
Beryl đỏ được tìm thấy chủ yếu ở dãy núi Thomas và núi Wah Wah của Utah, và cũng đã ghi nhận được tìm thấy ở một địa điểm thuộc Mexico (có thể là gần San Luis Potosi, một trong rất ít những nơi tìm thấy Beryl đỏ trong đá Rhyolite). Red Beryl tìm thấy ở Utah xuất hiện trong đá Rhyolite, nơi chúng kết tinh dưới áp suất thấp và nhiệt độ cao, dọc theo các khe nứt hoặc các hốc và khu vực rỗng của đá magma phun trào núi lửa Rhyolite. Tồn tại rất ít viên được cắt mài
4. Musgravite – € 25.800 /Carat
Musgravite là một trong những loại đá mới nhất và hiếm nhất trên thế giới. Musgravite là khoáng silicate thành phần chính là Beryllium (Be), Magnesium (Mg) và Aluminum (Al). Chúng được đặt tên”Musgravite” dựa theo vùng Musgrave ở Úc – nơi chúng được tìm thấy đầu tiên. Sau này Musgravite cũng được tìm thấy ở Greenland và Madagascar nhưng 2 nơi này không có đá chất lượng quý. Hai viên Musgravite mài giác, chất lượng quý được tìm thấy đầu tiên ở Sri Lanka vào năm 1993.
5. Grandidierite – €34.000/Carat
Đây là khoáng màu lục phớt lam được tìm thấy chủ yếu ở Madagascar. Viên đá cắt giác duy nhất đầu tiên và cũng cho đến tận bây giờ được tìm thấy ở Sri lanka, lúc đầu nó được nhầm tưởng là serendibite và sau đó được mua vào tháng 5 năm 2000 bởi chuyên gia Gubelin từ Murray Burford. Viên đá năng khoảng hơn 0.29 carat. Grandidierite đổi 3 màu, đổi màu từ lam, lục và ánh sáng trắng. Khoáng vật được đặt theo tên của nhà thám hiểm và sử học tự nhiên người Pháp Alfred Granidier – là một trong nhóm những người khai quật bộ xương chim voi nặng gần nửa tấn tại Ambolisatra, Madagascar.
6 . Painite – €37.000 – €44.000/Carat
Viên đá này từng được cho là khoáng vật quý hiếm nhất trên Trái Đất, và cho đến nay vẫn được xem là hiếm có. Năm 1950, nhà khoáng vật học người Anh đã phát hiện ra viên đá này lần đầu tiên tại Myanmar. Khi được thẩm định là loại khoáng vật mới, nó đã được đặt theo tên của ông là Arthur C.D. Pain. Qua nhiều năm, người ta cũng mới chỉ tìm thấy 3 tinh thể Painite nhỏ trên thế giới. Cho đến trước năm 2005, có khoảng dưới 25 tinh thể được khai quật ở Myanmar.
7. Ngọc hồng lựu lam (Blue Garnet) – €1.107.000/Carat
Trên thế giới hiện nay, ngọc hồng lựu được tìm thấy với rất nhiều màu sắc như đỏ, cam, hồng, vàng, lục, tím, nâu, đen và không màu. Trong đó, ngọc hồng lựu màu lam là hiếm nhất, được phát hiện vào cuối những năm 1990 ở Bekily, Madagascar. Và một số nơi khác tại Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Viên ngọc này có khả năng đổi màu từ lục pha lam dưới ánh sáng mặt trời sang màu tím dưới ánh sáng của đèn dây tóc. Có hiện tượng này là vì trong thành phần ngọc hồng lựu lam có chứa nhiều khoáng chất Vanadi – một kim loại hiếm có màu xanh, bạc, xám. Năm 2003, viên hồng lựu lam nặng 4,2 cara được bán với giá 6,8 triệu đôla Mỹ.
8. Ngọc Long Serendibite – €1.330.000/Carat
Được tìm thấy ở Sri Lanka và khu vực Mogok của Myanmar, Serendibite là một loại đá màu xanh chàm với thành phần khoáng chất như Magiê, Bo, Silicone và Oxy. Hầu hết các viên đá serendibite được tìm thấy cho đến nay có màu lam xanh lá cây, xanh lam xám hoặc vàng nhạt . Trước năm 2005, chỉ có ba viên senendibites được cho là tồn tại (ở Sri Lanka). Tuy nhiên, gần đây một số viên serendibites nhiều mặt, chất lượng cao đã được tìm thấy ở Mogok (Myanmar
9. Kim cương đỏ – €1.476.000 /Carat
Kim cương đỏ là loại kim cương nổi tiếng nhất và quý hiếm nhất trong gia đình kim cương với chỉ chưa đến 20 viên được biết đến cho đến ngày nay. Ngoài một số viên có màu đỏ tía hoặc đỏ pha trộn với các màu sắc khác, một viên kim cương màu đỏ tinh khiết là cực kì hiếm. Theo ước tính, cứ 1 triệu carat kim cương tự nhiên mới có có 1 carat màu hồng hay màu đỏ. Tại mỏ Argyle (Australia), mỗi năm người ta chỉ tìm thấy một lượng kim cương đỏ rất nhỏ, sau vài năm những viên cương này sẽ được bán đấu giá và dù ở kích thước và khối lượng nào thì kim cương đỏ vẫn thuộc nhóm những viên kim cương triệu đô. Viên kim cương với các mặt cắt tự nhiên lớn nhất hiện nay (nặng 5,11 carat) hiện thuộc sở hữu của thương hiệu trang sức Moussaieff Jewellers .
10. Ngọc bích đổi màu (Jadeite) – € 2.214.000 €/Carat
Cho đến nay, ngọc bích Jadeite vẫn được xem là loại đá kỳ bí, hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới. Do tính chất đổi màu từ lam sang đỏ và ngược lại nên ngọc bích Jadeite còn có tên là “Phỉ thúy”. Loại ngọc tuyệt đẹp này có nguồn gốc chủ yếu ở Madagascar. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy ở Mexico và tiểu bang California (Mỹ). Năm 1997, mức giá kỷ lục cho món đồ trang sức gồm 25 viên ngọc Jadeite đường kính 0,5mm được bán với giá 9,3 triệu đôla Mỹ.
Nguồn: http://mixi.vn/kien-thuc/tong-hop-10-loai-da-quy-dat-nhat-the-gioi-242.html