Nước Anh hy vọng vào Champions League

Ở mùa trước, Premier League đã quy tụ được lực lượng HLV “hào nhoáng” chưa từng thấy. Một cách “quy ước”, có thể cho rằng đấy là cột mốc lịch sử. 

Trong Top 6 ở Premier League, chỉ có Arsenal của Arsene Wenger vắng mặt. Hãy cứ nhìn vào thực tế lạnh lùng: Wenger đã “hết thời”, không chỉ từ lúc giới hâm mộ Arsenal trên khắp thế giới dùng mọi cơ hội để trưng ra biểu ngữ “Wenger Out”. Giả sử có cuộc bầu chọn về chất lượng hoặc đẳng cấp của nhà cầm quân ở Premier League, khó mà hình dung cái tên Wenger nằm trong Top 5.
Mùa này trên livescore, cả 3 “danh tướng” vừa nêu đều đã đưa được đội bóng của họ trở lại đấu trường danh giá nhất châu Âu. Đây lại là mùa bóng mà Premier League có đến 5 đại diện dự Champions League, với hai nhà cầm quân còn lại đều thuộc hàng “sao” trong làng huấn luyện, là Pep Guardiola (Man City) và Mauricio Pochettino (Tottenham).
Nước Anh có cơ sở để hy vọng ở Champions League
Đây chính là chi tiết quan trọng nhất để quê hương bóng đá hy vọng vào một sự trở lại hào hùng, sau nhiều năm thất thế ở trận địa cao cấp này. Phải khẳng định: bóng đá Anh đang có một ưu điểm vượt trội hoàn toàn so với mọi cường quốc khác ở Champions League mùa này (lực lượng cầm quân), dù đây chỉ là “cái nhất” trên lý thuyết.
Kết luận hiển nhiên: Conte, Mourinho, Klopp, Pep và Pochettino chính là lực lượng HLV “trong mơ” mà Premier League có thể cử ra phó hội ở sân chơi Champions League. Nhìn khắp châu Âu, chắc chưa bao giờ, cũng chưa có nền bóng đá nào, quy tụ được lực lượng HLV danh giá như vậy ở sân chơi Champions League.
Ở mùa thứ hai như kqbd viết, các cầu thủ đã hiểu Mourinho hơn, trong khi Mourinho cũng nắm rõ sở trường, sở đoản của cầu thủ trong tay nhiều hơn. Từ cái quy luật mang tính nghề nghiệp của Mourinho, có thể mở ra cái nhìn tổng quát về cả 5 đại diện Anh ở Champions League? Hoàn toàn có thể, bởi việc Mourinho và các cầu thủ M.U mùa này hiểu nhau rõ hơn cũng là tình trạng chung ở cả 4 đội còn lại.
Cũng theo lý thuyết, chẳng phải vô cớ mà xuất hiện tình trạng Mourinho luôn đoạt chức VĐQG trong “mùa bóng thứ hai” của ông, ở bất cứ CLB nào. Ở Porto và Inter, “mùa bóng thứ hai” của Mourinho còn có cả danh hiệu vô địch Champions League bên cạnh chức VĐQG. Đấy là vì Mourinho huấn luyện bằng triết lý và chiến thuật hơn là chạy theo danh tiếng của các ngôi sao.
Trên BXH các giải VĐQG của UEFA hiện thời, Premier League chỉ còn hơn Serie A khoảng 2.000 điểm. Khoảng cách này có thể tan biến vào cuối mùa bóng, khi điểm số của mùa 2012/13 bị đẩy ra khỏi hệ thống tính điểm (Premier League hơn Serie A khoảng 2.000 điểm trong mùa ấy).
Đợt trận ra quân tương đối “hoành tráng” của các đại diện Premier League tại Champions League mùa này chỉ là thành công bước đầu, dĩ nhiên. Nhưng, khi bàn về một sự khởi sắc trở lại của bóng đá Anh ở Champions League, chẳng ai lại ngây thơ bàn về vấn đề tranh ngôi vô địch. Điều quan trọng là một sự tiến xa mang tính tổng thể, và đây hoàn toàn là khả năng có thể xảy ra.
Cho nên nhan dinh bong da hom nay chia sẻ, từng trận thắng của các đại diện Anh ở Champions League mùa này đều có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình chung, của cả Premier League lẫn các giải VĐQG lớn xung quanh. Có đội vô địch hay không, lại chẳng hề quan trọng, trong vấn đề này.